Tin tức

08

06-2020

SCI GROUP đồng hành cùng sự phát triển điện gió của Việt Nam

Với trữ lượng gió lớn, ước đạt 513.360 MW với 8,6% diện tích đất liền thuận lợi cho việc lắp đặt các tua-bin gió lớn, Việt Nam được đánh giá là “người hùng điện gió" mới và sẽ sớm vươn lên dẫn đầu lĩnh vực khai thác điện gió ở Đông Nam Á. Với vai trò tổng thầu EPC, SCI Group đã và đang tích cực triển khai các dự án điện gió nhằm đem lại nguồn năng lượng sạch, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.

Điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới. Mặt khác Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều và gió có hướng tương đối ổn định như các tỉnh Nam Trung Bộ.

30_65

Hình 1: Nhà máy điện gió (Hình minh họa)

Điện gió cùng với điện mặt trời được Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển, thể hiện ở Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phát triển nguồn điện khi dừng các dự án điện hạt nhân và giảm bớt các nhiệt điện đốt hóa thạch.      

Theo Quyết định 39/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, giá điện gió được điều chỉnh tăng lên đã tạo động lực thúc đẩy thị trường điện gió tại Việt Nam phát triển. Hàng trăm dự án đã được đề xuất bổ sung quy hoạch; nhiều dự án đang được thi công xây dựng.

Tuy nhiên, tính đến nay, mới có 11 dự án được đưa vào vận hành, với tổng công suất 377MW. Có nhiều nguyên nhân, trong đó, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến tiến độ cung cấp turbine, kéo dài thời gian thi công, lắp đặt và làm chậm tiến độ của các dự án điện gió; hoạt động sản xuất, cung cấp thiết bị chính, linh phụ kiện của các dự án bị thiếu hụt, đình trệ; việc nhập cảnh của công nhân kỹ thuật và chuyên gia nước ngoài bị gián đoạn...

Để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đầu tư phát triển điện gió, góp phần đảm bảo cung ứng điện giai đoạn đến năm 2025, tại văn bản số 2491/BCT-ĐL ngày 9/4/2020, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện ổn định cho các dự án điện gió tại Quyết định 39 tới hết ngày 31/12/2023. Sau năm 2023, các dự án điện gió sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương tính toán, đề xuất giá mua điện gió mới áp dụng cho các dự án điện gió có ngày vận hành trong giai đoạn từ 1/11/2021- 31/12/2023, báo cáo Thủ tướng xem xét, phê duyệt.

Nắm rõ các chính sách ưu tiên, khuyến khích của Chính phủ đồng thời nhận thức rõ vai trò to lớn của điện gió giúp bảo vệ môi trường, tránh biến đổi khí hậu đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, ngay từ khi thành lập, Công ty Cổ phần SCI đã đặt mục tiêu tập trung đầu tư, thi công các công trình năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, đặc biệt là các dự án điện gió. Hiện nay, với vai trò tổng thầu EPC của dự án Nhà máy điện gió Hướng Phùng 2 và Hướng Phùng 3, liên danh Công ty Cổ phần SCI E&C và Công ty cổ phần Tư vấn SCI (thành viên thuộc SCI Group) đã khẩn trương bắt tay vào thi công các hạng mục với phương châm hoàn thành công trình đúng tiến độ, an toàn, đảm bảo chất lượng như đã cam kết với chủ đầu tư.

30_64

 

Hình 2: Thi công trên công trường dự án nhà máy điện gió Hướng Phùng 2, Hướng Phùng 3

Ngoài dự án điện gió Hướng Phùng 2, Hướng Phùng 3 đang thi công, SCI Group tiếp tục thực hiện các dự án Điện gió Gelex 1, Gelex 2, Gelex 3 tại xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị với vai trò tổng thấu EPC.

Với các dự án điện gió đang triển khai cùng nhiều năm kinh nghiệm thi công các dự án năng lượng, SCI Group đã và đang khẳng định năng lực và vị thế của mình với các dự án năng lượng tái tạo trong vai trò tổng thầu EPC.

 

 

Quay lại