Tin tức

29

03-2022

Top 10 Công trình thủy điện lớn nhất thế giới

Với trình độ kĩ thuật ngày càng phát triển, con người đã biết tận dụng nguồn nước để tạo ra điện. Các nhà máy thủy điện khổng lồ liên tiếp mọc lên nhằm đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng toàn cầu. Cùng điểm qua danh sách top 10 công trình thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay.

Top 1 Đập Tam Hiệp (Trung Quốc) - 22,500 MW 

tam_hiep_tq_sci

Công suất thiết kế (MW): 22,500
Vị trí: sông Dương Tử, Hồ Bắc, Trung Quốc
Đập Tam Hiệp là công trình thủy điện lớn nhất thế giới, chắn sông Dương Tử, sông dài nhất châu Á. Đập được xây bằng bê tông trong suốt 14 năm từ 1994 đến 2008 với số vốn đầu tư khổng lồ lên đến 75 tỷ đô la Mỹ. Điện sản xuất từ nhà máy thủy điện Tam Hiệp không chỉ cung cấp cho hệ thống điện năng trung tâm Trung Quốc (bao gồm các tỉnh  Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, và Giang Tây) mà còn cho khu vực Trùng Khánh và Tứ Xuyên. Tuy nhiên, việc xây dựng đập Tam Hiệp cũng gặp nhiều ý kiến chỉ trích do lo ngại các tác động môi trường, hệ sinh thái, việc kiểm soát mức nước cũng như nguy cơ hiểm họa tiềm tàng do việc xây đập gây nên.

Top 2 Đập Itaipu (Brazil - Paraguay) - 14,000 MW 

dap_itaipu

Công suất thiết kế (MW): 14,000
Vị trí: sông Panara, biên giới Brazil và Paraguay
Đập Itaipu tuy có công suất thiết kế nhỏ hơn đập Tam Hiệp, Trung Quốc nhưng lại có sản lượng điện hàng năm đứng đầu thế giới (cao hơn thủy điện Tam Hiệp 10%). Thủy điện Itaipu được xây dựng nhằm cung cấp điện cho cả hai nước Brazil và Paraguay (mỗi bên 50% sản lượng điện). Ước tính hiện nay Itaipu có thể đáp ứng được 15% nhu cầu điện tại Brazil và 75% nhu cầu điện của Paraguay.

Top 3 Đập Xiluodu (Trung Quốc) - 13,860 MW 

top_sci

Công suất thiết kế (MW): 13,860
Vị trí: sông Kim Sa, Trung Quốc
Đập Xiluodu có hình cung được xây dựng trên sông Kim Sa là nhánh thượng nguồn của sông Dương Tử, thuộc địa phận 2 tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam, Trung Quốc, hoàn thành năm 2014. Ban đầu thủy điện Xiloudu chỉ được xây dựng với mục đích cung cấp điện với công suất thiết kế 13,860 MW. Tuy nhiên sau đó, đập còn đóng vai trò điều tiết lũ lụt, kiểm soát phù sa, điều chỉnh dòng nước và cải thiện hướng dòng chảy hạ nguồn.

Top 4 Đập Guri (Venezuela) - 10,235 MW

top_thuy_dien_sci_1

Công suất thiết kế (MW): 10,235
Vị trí: sông Caroní, Venezuela
Đập Guri cao 162 m là nguồn cung cấp điện chính cho Venezuela. Bắt đầu từ những năm 1960, Venezuela hạn chế tối thiểu dùng dầu mỏ để sản xuất điện nhằm tập trung cho xuất khẩu dầu, từ đó thủy điện trở thành nguồn cung cấp chính. Trong khoảng năm 2006, sản lượng điện thủy điện Guri còn được xuất khẩu sang Colombia và Brazil. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tình trạng hạn hán kéo dài làm mực nước sông giảm khiến sản lượng điện không đủ cung cấp cho nhu cầu nội địa, chính phủ đã phải áp dụng chính sách cắt điện từ 2-4 tiếng mỗi ngày. Tuy có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nhưng thủy điện Guri cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, phá hủy hàng ngàn dặm vuông rừng với độ đa dạng sinh học cao quanh sông Caroni.

Top 5 Đập Tucuruí (Brazil) - 8,370 MW 

dap_tucurui

Công suất thiết kế (MW): 8,370
Vị trí: sông Tocantins, Brazil
 Đập Tucuruí là công trình thủy điện quy mô lớn đầu tiên trong khu vực Amazon. Đập làm bằng bê tông cao 78m và dài 12.5km. Việc xây dựng đập Tucuruí đã mang lại điện cho hơn 13 triệu người đồng thời còn góp phần điều chỉnh dòng chảy.

Top 6 Đập Grand Coulee (Mỹ) - 6,809 MW

top_thuy_dien_sci_3

Công suất thiết kế (MW): 6.809
Vị trí: sông Columbia, Mỹ

Đập Grand Coulee là đập trọng lực nằm trên sông Columbia, bang Washington, Mỹ là cũng là công trình thủy điện lớn nhất nước Mỹ. Mục đích xây dựng đập ngoài cung cấp điện còn là để cung cấp nước tưới tiêu. Sản lượng điện từ Grand Coulee đã được dùng để cung cấp cho ngành công nghiệp phát triển vũ bão ở Tây Bắc nước Mỹ trong thế chiến thứ 2.

Top 7 Đập Xiangjiaba (Trung Quốc) - 6,448 MW 

top_thuy_dien

Công suất thiết kế (MW): 6,448
Vị trí: sông Kim Sa, Trung Quốc.
Xiangjiaba là đập thủy điện thứ 2 trên sông Kim Sa và là đập thủy điện lớn thứ 3 ở Trung Quốc, được xây dựng từ năm 2006 và hoàn thành năm 2014. Chủ yếu sản lượng điện sản xuất từ thủy điện này được cung cấp cho thành phố Thượng Hải.  

Top 8 Đập Longtan (Trung Quốc) - 6,426 MW 

dap_longtan

Công suất thiết kế (MW): 6,426
Vị trí: sông Hồng Thủy, Trung Quốc.
Đập Longtan là đập thủy điện trọng lực cao nhất thế giới với độ cao 216m, nằm trên sông Hồng Thủy, Quảng Tây, Trung Quốc. Đập được xây dựng nhằm mục đích cung cấp điện, định hướng dòng chảy và kiểm soát lũ lụt.

Top 9 Đập Sayano–Shushenskaya (Nga) - 6,499 MW

top_thuy_dien_sci_4

Công suất thiết kế (MW): 6,499

Vị trí: sông Yenisei, Nga

Đập Sayano–Shushenskaya là công trình thủy điện lớn nhất và có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước Nga, chiếm 25% lượng điện từ thủy điện cung cấp trên toàn nước Nga. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, công trình thủy điện này đã gặp nhiều sự cố nghiêm trọng ví dụ như vụ nổ năm 2009 cũng nhiều bất ổn khác.

Top 10 Đập Krasnoyarsk (Nga) - 6,400 MW 

 

 top_thuy_dien_sci

 Công suất thiết kế (MW): 6,400

 Vị trí: sông Yenisei, Nga

Đập là công trình thủy điện lớn thứ 2 ở Nga, cũng nằm trên sông Yenisei. Đập cao 124m được xây dựng từ năm 1956 đến 1972.


Theo Topvietnam.com.vn

 

Quay lại