Tin tức

12

10-2018

SCI nghiên cứu phát triển dự án Điện gió

Đầu tư vào năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió từ lâu đã là một xu hướng được các nước phát triển trên thế giới quan tâm đẩy mạnh nhằm hướng tới phát triển bền vững. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 37/2011/QĐ-TTg đưa ra cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Năm 2018, Chính phủ tiếp tục có Quyết định bổ sung về cơ chế phát triển ngành năng lượng này hơn nữa. 

Đây là bước đi nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng của Chính phủ bởi theo dự kiến trong ngắn hạn, Việt Nam cần tiếp tục khai thác các nguồn năng lượng truyền thống. Về trung hạn và dài hạn, Việt Nam cần xây dựng chiến lược và lộ trình phát triển các nguồn năng lượng mới. Đối với nguồn năng lượng gió, Chính phủ đặt mục tiêu đưa tổng công suất từ mức không đáng kể hiện nay khoảng 31 MW lên khoảng 1.000 MW vào năm 2020 và khoảng 6.200 MW vào năm 2030.

 

sci_cong_nghe_dien_gio_1

Ban lãnh đạo SCI có nhiều đánh giá, phân tích về điện gió

Nắm rõ các chính sách ưu tiên, khuyến khích của Chính phủ đồng thời nhận thức rõ vai trò to lớn của điện gió giúp bảo vệ môi trường, tránh biến đổi khí hậu đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, ngay từ khi thành lập, Công ty Cổ phần SCI đã đặt mục tiêu tập trung đầu tư, thi công các công trình năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, đặc biệt là các dự án điện gió.  Lãnh đạo SCI cho biết: 'Thời gian qua SCI  cũng đã tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích về tiềm năng điện gió tại nước ta. Thực tế, trữ lượng gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW với 8,6% diện tích đất liền thuận lợi cho việc lắp đặt các tua-bin gió lớn, trong khi con số tương ứng của Campuchia chỉ là 0,2%, Lào là 2,9% và Thái Lan là 0,2%. Vì vậy với vai trò sản xuất điện năng, SCI coi điện gió là ngành chính yếu sẽ tập trung đầu tư và phát triển trong thời gian tới'.

Hiện đội ngũ các chuyên gia, kỹ sư đầu ngành của Công ty Cổ phần SCI đang thực hiện khảo sát, đánh giá nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư, thi công các dự án điện gió trên toàn quốc. Theo một chuyên gia của SCI, việc khảo sát từng vùng, lắp những bản đồ gió chi tiết, đánh giá tiềm năng gió là điều cực kì quan trọng để đem lại hiệu quả cho năng lượng gió. Ngoài một số hạn chế nhỏ như Công nghệ có thể thay đổi dòng không khí làm ảnh hưởng đến các loài chim cư trú, làm thay đổi cảnh quan của vùng lắp đặt tiếng ồn có thể làm ảnh hưởng đến các loài động vật hoặc con người sống gần nơi đặt các trạm năng lượng gió nhưng về cơ bản, các hạn chế này rất  nhỏ so với những tác động của các nguồn năng lượng hóa thạch đến môi trường và đời sống của chúng ta.

 

sci_cong_nghe_dien_gio

Việt Nam có tiềm năng vô tận về năng lượng gió

Theo đánh giá chung, năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển trái đất, đây là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Năng lượng gió là một nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo. Ý tưởng dùng năng lượng gió để sản xuất điện hình thành sau khi ra đời các phát minh về điện và máy phát điện. Từ sau cuộc khủng hoảng dầu lửa vào những năm 1970, việc nghiên cứu sản xuất năng lượng từ các nguồn khác nhau được đẩy mạnh trên toàn thế giới, kể cả việc phát triển các tua-bin gió hiện đại. 

Nguyên lý phát điện từ năng lượng gió như sau: tua-bin gió biến động năng của gió thành động năng của tua-bin, chuyển động quay của tua-bin dẫn đến chuyển động quay của máy phát điện và tạo ra điện. Để truyền điện đi xa hơn, người ta dùng máy biến thế để tăng hiệu điện thế. Điện năng được truyển tải đi đến nơi sử dụng qua đường dây tải điện.

Hiện trên thế giới, Đức, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Đan Mạch và Ấn Độ là những quốc gia sử dụng năng lượng gió nhiều nhất trên thế giới. Đối với Việt Nam, năng lượng gió chính là nguồn năng lượng dồi dào và có thể nói là vô tận. Chúng là những nguồn năng lượng có thể giải quyết tốt và nhanh chóng giải quyết các vấn đề năng lượng trong nước về hiện tại cũng như trong tương lai.

 

Quay lại